Mạo thơ gỉa người

Lý Bá Đời nhà Đường làm quan ở Kỳ châu, có Lý Sanh đem bài thơ của mình làm đến thăm ông ta, Lý Bá sau khi đọc thơ xong thì rất là kinh ngạc, nói : “Đây là bài thơ mà trước đây ta đã viết!” Lý Sanh rất là lúng túng, vội vã che giấu nói: “Bài thơ nháp này của ngài tôi đã trân trọng giữ gìn rất lâu rồi, hôm nay tôi đặc biệt đem đến trả lại cho ngài”. Lý Bá nói : “Bài thơ…

Read More

Bay cao lên trời

Ở Triết Giang có một chàng trai muốn tu hành để thành tiên nên ẩn cư rất lâu, và hoang tưởng cho rằng thân mình nhẹ như chim én có thể bay cao lên trên trời. Thế là anh ta ra sau vườn chồng mấy cái bàn lại với nhau, bò lên và tập bay lên thử. Nhưng hai cánh tay vừa mới giang ra thì rơi xuống rất nhanh làm gãy mấy cái xương sườn, mời thầy thuốc lại cho thuốc uống, suốt cả tháng sau mới lành bệnh!…

Read More

Chim Bói Cá làm tổ

Gan của chim bói cá rất nhỏ, vì sợ người ta bắt nên làm tổ rất cao trên chạc ba cây. Sau khi đẻ mấy cái trứng thì lại sợ trứng từ trên cao rơi xuống đất, nên làm một cái tổ mới thấp hơn và đem trứng bỏ vào tổ mới. Chim con đã biết bay đứng bên cạnh tổ vỗ cánh muốn bay ra ngoài, chim bói cá lại sợ chúng nó rơi chết, thế là lại làm một cái tổ mới rất gần mặt đất, kết quả,…

Read More

Được việc bị đánh

Đời nhà Đường có một thích sứ tên là Mục Ninh, ăn trên ngồi trước, tác oai tác quái, lại còn mấy đứa con làm quan thay nhau cung phụng ông ta, nếu có chút xíu không vừa lòng thì lập tức trách mắng con cái. Một lần nọ, có đứa con nấu mỡ gấu và thịt nai ninh nhừ thành thức nhắm để tỏ lòng hiếu thảo với bố, Mục ninh cảm thấy mùi vị thơm ngon bèn ăn rất là ngon lành. Mấy đứa con khác cho rằng…

Read More

Ruồi bay vô nhà

Có một gia đình trong phòng có rất nhiều ruồi, vu vu vo vo, đâm vào xô ra, quấy rầy, bám đầy người làm cho người trong nhà không thoải mái. Chủ nhân rất giận dữ đem người giữ nhà đánh cho một trận và chất vấn nó : “Tại sao mày tự tung tự tác đem ruồi bỏ vào trong nhà hử?” (Cổ kim tiếu sử) Suy tư: Người ta nói “tức hóa cuồng” “giận mất khôn” là vậy. Ruồi bay vào nhà nhiều thì có nhiều lý do,…

Read More

Trần Cảo cai rượu

Trần Cảo yêu rượu như yêu mạng sống, hơn nữa tửu lượng rất lớn. Lúc làm đốc học ở Sơn Đông, ông bố sợ con mình tham uống rượu mà hư việc nên viết thư dặn dò ông ta nên cai rượu. Trần Cảo sau khi nhận được thư khuyên bảo của bố bèn đi đặt làm một cái bát (chén) lớn đặc biệt chứa được hai lít rượu, lại còn khắc trên chén tám chữ để bó buộc mình: “Bố biểu cai rượu, chỉ uống ba ly”. (Cổ kim…

Read More

Tìm phần mộ Tổ Tiên

Lúc Hùng An Sanh còn ở Sơn Đông, có người nói dối ông ta : “Nơi thôn nọ có phần mộ tổ tiên, là phần mộ của Thái Quang người Hà nam thời nhà Tấn, cách hôm nay là bảy mươi hai đời, nguyên trước đây có một tấm bia nhưng bây giờ không biết người trong thôn đem chôn ở đâu nữa?” Hùng An Sanh tin cho là thật bèn đến đào phần mộ kế bên, rất lâu mà cũng không thấy tấm bia, thế là liên tiếp mấy…

Read More

Quân thủ kiêng kỵ

Có một quận thủ nọ kiêng kỵ rất nhiều điều, vừa mới đến nơi nhiệm sở thì có người tên là Đinh Trư ờng Nhụ đến chúc mừng, bởi vì quận thủ kiêng kỵ chữ “đinh” nên nhiều lần trốn không tiếp khách. Các gia nhân biết ý của ông ta bèn kêu người ấy đổi họ “Đinh” thành họ “Thiên”, quả nhiên quận thủ vui vẻ tiếp kiến. Lại một ngày nọ có vụ án lớn đến báo, trong văn tự có viết hai chữ “chết bệnh”, quan sứ…

Read More

Không cấm cướp mộ

Mưu Triều Sĩ tính hủ lậu, nhậm chức ở phủ Hà Trung huyện Vưu Môn. Có một người tên là Tiết Thiếu Khanh trú ngụ rất lâu ở địa phương ấy. Ngày nọ, đột nhiên thấy cây thông và cây tu trên mộ của tổ tiên bị ai chặt mất tiêu, bèn đi đến huyện báo cáo. Triều Sĩ cầm tờ cáo trạng vừa mới coi không biết rõ đâu đuôi thế nào, bèn phán : “Vườn ngự uyển của Châu Văn vương, bá tánh đều có thể đến đó…

Read More

Chu Bác trị bệnh

Năm cuối đời nhà Tây Hán, Chu Bác đổi làm thái thú Lang Da. Lang Da là đất của Tề, tập quán của người ở đây là lúc làm việc thì chậm rề rề nhưng thích làm bộ làm tịch. Chu Bác mới đến nhiệm sở thì đi thị sát nơi làm việc, thủ hạ thuộc quan đều dâng thư cáo bệnh từ chức, Chu Bác không giải quyết, bèn hỏi một người trong bọn tại sao lại như thế, người ấy trả lời : “Đó là theo quy cũ…

Read More

Nhặt Phổ Húc Sừng

Ở Giang Lăng có một người tên là Cổ Vân, ngẫu nhiên nhặt được một quyển phổ của Gia Cát Lượng viết về quân sự. Bèn tự cho mình là nổi nên nghĩ rằng mình lãnh mười vạn binh thì cũng không ngoa, mới có thể đủ thôn tính thiên hạ. Cứ mỗi lần nói về việc binh với người khác, thì nhất định là phải xắn tay áo lên gọi lớn tiếng giống như đang cùng đối đầu với địch quân vậy. Có người đặt cho ông ta mỹ…

Read More

Quách Qùy lược tướng

Quách Quỳ lãnh binh đánh phạt Giao Châu, sau khi hành quân được mấy ngày, Quách Quỳ ra lệnh tập họp tướng các lộ lại giao cho mỗi lộ một cuộn giấy lớn, nói : “Tất cả mệnh lệnh đều ở trong đó, có nhiều đề mục, nhất định phải coi cho rõ ràng chi tiết không được sót một chữ”, các tướng cũng không trả lời. Chữ trong cuộn giấy viết vừa nhỏ vừa sát nhau nên cần phải để sát lửa mới có thể thấy rõ, dài dòng…

Read More

Hiếu Tiết thích rận

Giang Tiết tự là Sĩ Thâm lúc làm việc thì thích nói đến hiếu đạo. Bởi vì trong tộc có người cùng tên Tiết với ông ta, và để dễ phân biệt hai người, cho nên người ta mới gọi ông ta là “Hiếu Tiết”. Hiếu Tiết mỗi khi ăn rau thì không dám ăn cái đọt của rau, ông ta nói : “Đọt rau không được ăn, nó có thể tiếp tục sinh sản, ăn nó là vi phạm đạo hiếu”. Mỗi lần đến mùa đông, áo bông (áo…

Read More

Đội lệch mũ

Thời nhà Nguyên, Hồ Thạch Đường ra kinh ứng thi, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đột nhiên triệu vào yết kiến, Hồ Nguyên Đường đầu đội làm bằng vỏ cây cọ có hơi lệch một bên, Hốt Tất Liệt hỏi ông ta đã học những gì, Hồ Thạch Đường trả lời : “Học trị quốc bình thiên hạ”. Hốt Tất Liệt cười nói : “Bản thân mình đội mũ cũng chưa ngay ngắn, sao lại có thể bình thiên hạ chứ ?”. Thế là không dùng ông ta. (Cổ…

Read More

“Hiếu Kinh” lui binh

Năm cuối thời Đông Hán đảng khăn vàng khởi nghĩa. Hướng Hủ hiến kế cho triều đình, nói: “Tôi có một kế không cần phải dấy binh cũng khiến cho đảng khăn vàng lui binh”. Có người hỏi : “Kế ấy ra sao xin nói mau cho”. Hướng Hủ trả lời : “Chỉ cần phái người đến bên sông Hoàng Hà, mặt hướng về phía bắc đọc “hiếu kinh”, binh Kim tự nhiên lui”. Có người hỏi lại : “Ngài nói như thế có gì làm chứng cớ ?” Hướng…

Read More

Can gián ngỗng vịt

Nam Tống Cao Tôn Triệu Cấu gặp gỡ hạ quan, có một quan gián nghị tên Đổng Môn kiến nghị với Cao Tôn : “Sắp tới đây xin đừng giết heo dê làm thịt, việc ấy rất hợp với thánh đức, nhưng đối với ngỗng vịt cũng cấm như thế”. Vừa nói xong, đột nhiên có người báo : “Quân Kim xâm phạm phía nam, có người mang số một là “long hổ đại vương” rất dũng mãnh rất khó mà chống cự”. Cao Tôn nhất thời trầm mặc không…

Read More

Vạch Tội Ngự Thiện

Ngày xưa chức ngự sứ là để giám sát triều đình, người nhậm chức ngự sứ nếu trong một trăm ngày mà không để xuất phê bình triều đình thì sẽ không được ở lại chức, phải bị bãi miễn. Có một ngự sứ tên là Vương Bình , đã đến một trăm ngày rồi mà vẫn chưa đề ra được cái gì để phê bình, các đồng sự nhìn thấy ông ta rất trầm tĩnh thì có chút kinh ngạc. Có một người nói : “ Vương Bình không…

Read More

Tể tướng lừa

Tài học của Vương Cấp Thiện bình thường nhưng đối xử với người thì quá quắt, lúc làm nội sứ có người ngấm ngầm đem ông ta ví với con chim ngói tầm thường chiếm cứ nơi phượng hoàng trì của người hiền quý. Ông ta hoàn toàn không có thành tích chính trị, nhưng ông ta có một điểm là ôg ta quản việc rất nghiêm khắc, mỗi ngày ông đều phải nhắn bảo các hạ quan rằng : “Không được để lừa đi vào trong chổ quan làm…

Read More

Vạn vật nhất thể

Có nhà Nho nọ đang đọc vạn vật nhất thể. Có anh hủ Nho hỏi ông ta : “Nếu trên đường gặp mãnh hổ thì làm thế nào để cầu được vạn vật nhất thể ?” Có anh hủ Nho khác vội vàng giải thích : “Người có đạo (Nho) thì có thể giáng long phục hổ, nếu gặp mãnh hổ thì nhất định có thể cỡi trên lưng hổ và chắc chắn sẽ không bị hổ ăn mất tiêu”. Châu Hải Môn cười nói : “Cỡi trên lưng hổ…

Read More

Không hiểu ngày kỵ

Quyền Long Bao không hiểu ngày kỵ, có một lần hỏi phủ sứ : “Sao gọi là ngày kỵ ?” Phủ sứ trả lời : “Kỷ niệm ngày cha mẹ chết thì gọi là ngày kỵ, trong ngày này phải mặc vải bố và ăn chay, tĩnh tọa một mình trong nhà không được ra ngoài”. Lúc đến ngày kỵ mẹ của Quyền Long Bao, Quyền Long Bao bèn theo lời của phủ sứ mà ngồi thinh lặng trong nhà, đột nhiên có một con chó đuổi con chuột chạy…

Read More

Ngựa hay chạy tốt

Lý Đông Dương có một con ngựa tốt đem tặng cho Trần Sư Triệu, Trần Sư Triệu cỡi con ngựa này về triều và lúc ngồi trên lưng ngựa thì làm được hai bài thơ, cách hai ngày sau ông ta đem ngựa trả lại cho Lý Đông Dương và nói: ”Con ngựa trước kia cứ mỗi lần về triều thì có thể làm được sáu bài thơ, nhưng khi cỡi con ngựa này thì chỉ làm được có hai bài, thật không hay”.      Đông Dương cừơi trả lời:…

Read More

Sót mất bốn chấm

Lúc Trình Đàm làm quan ở kinh thành thì có rất nhiều tiếng tốt, chỉ có điều là biết chữ quá ít. Một lần nọ, bá tánh đi kiện, mời ông ta ngồi kiệu đến, Trịnh Đàm rất thông cảm với bá tánh, lập tức viết trên tờ cáo trạng hai chữ “chấp chiêu ”, những người biết chữ trong đám dân chúng suy đoán chữ này nhất định là chữ “chiêu” thiếu bốn chấm phía dưới, bèn nói với Trình Đàm : “Sót mất bốn chấm”. Trình Đàm cầm…

Read More

Treo bản hành nghề hiếu khách

      Thời Nguyên triều đang thịnh, có quan Giang Hựugọi là Hồ Tồn Trai rất là hiếu khách, cứ mỗi lần phải đoán mò người giữ cổng nói lời khéo léo để từ chối khách không vào thông báo.       Về sau, lúc nào ông ta ở nhà thì dứt khoát phải treo lên một tấm bảng có viết chữ : “Hồ Tồn Trai có nhà”.       (Cổ kim tiếu sử) Suy tư:       Hiếu khách là bổn phận của người Kitô hữu, trong “Thương người có 14 m ối”…

Read More

Giống bức tranh này

Quách Trung Thứ vẽ tranh rất có tiếng, nhưng ông ta từ trước đến nay không dám vẽ người, nếu có người yêu cầu ông ta vẽ thì ông ta nổi giận bỏ đi. Năm nọ, lúc ông ta ngụ tại Kỳ Hạ, có nhà phú gia chi tử nọ rất thích tranh của ông ta, bèn lợi dụng cái đặc điểm của ông ta là rất thích uống rượu, nên mỗi ngày đều mời ông ta uống rượu ngon, tiếp đãi ông ta như thượng khách mà cũng không…

Read More

Cao thấp không được

Lúc Lý Hựu làm quan ở Hà Sóc, giám tư giận lây Lý Hựu nên khi đối đáp thì thanh âm điệu bộ không được đàng hoàng, cách ngày hôm sau Lý Hựu bèn cất cao tiếng ứng đối với giám tư, giám tư càng giận, Lý Hựu cũng không bằng lòng nên nói : “Cao không được thấp cũng không được, thế thì mời ngài tự mình làm một kiểu đáp ứng để tôi coi thử coi”. (Cổ kim tiếu sử) Suy tư: Ở đời cái gì thái quá…

Read More