Ý Nghĩa Của Sự Thanh Tẩy

Nếu có sự thanh tẩy bên ngoài, thì con là môn đệ của “biệt phái”, chỉ vụ hình thức, tục lệ. Đối với người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, Thanh tẩy có nghĩa là biến đổi. Biến đổi cuộc sống con thành của lễ dâng lên Chúa, Một món quà quí tặng anh em con. Thanh tẩy bao hàm một ý nghĩa thâm sâu hơn, nội tâm hơn, Đó là biến một tình trạng, một thái độ cũ, để tiến đến một lập trường mới, một hướng đi…

Read More

Làm thế nào để nên trong sạch trước mặt Chúa

Tôn giáo nào cũng có một số nghi thức. Ai muốn trong sạch phải rửa. Dân Do Thái được rửa sạch nhờ máu con chiên, nhờ rửa dưới sông Giođan. Không phải rửa là sạch, phải có thái độ rõ rệt từ bên trong. Người Do Thái chưa bao giờ nghe điều này, họ lấy làm lại, xúc phạm. Chúa Giêsu nói rõ ràng: “Không phải những gì từ bên ngoài vào làm con người ra nhơ bẩn Nhưng nghững gì từ trong con người phát ra mới làm dơ…

Read More

Đấng Cứu Chuộc

Đức Gioan Phaolô 2 đã sử dụng danh từ “Redemptor” (Đấng Cứu Chuộc), để khởi đầu nhiều văn kiện quan trọng của triều đại Giaó hoàng đời ngài. Redempto Homimis: Đấng Cứu Chuộc. Redemptonis Custos: Đấng bảo vệ Chúa Cứu Thế. (Thánh Giuse). Redemptionis: Sứ mạng Chúa Cứu Thế. Đâu phải tình cờ! Đây là một xác tín, là cái nhìn sâu xa, nội tâm của Đức Gioan Phalô 2: Sự hiện diện của Chúa Cứu Thế đã thay đổi cả quả đất này, cả lịch sử nhân loại, Phẩm…

Read More

Kinh Toàn Thiêu

Lạy Cha toàn ái, toàn năng, Là nguồn hy vọng vui mừng của con. 1. “Của Cha là của con (Lc 15,3). Hãy xin, sẽ được” (Mt 7,7). Lạy Cha, con tin vững vàng, Cha thương lo lắng muôn vàng lần hơn, Các con dù có yêu thương, Săn sóc chu đáo đâu bằng chính Cha Ôi tình phụ tử bao la! Của Cha tất cả là của con. Cha khuyên cầu nguyện thật lòng. Nếu con tâm sự, Cha con thâm tình. 2. “Tất cả là ân sủng” Cha…

Read More

Sự Hiệp Thông Là Chiến Thắng Của Từng Giây Phút

Tình thương đưa đến sự hiệp thông với nhau. Trong sự hiệp thông con người cùng nhịp bước với anh em, Vì hiệp thông không phải là hạnh phúc thụ động, hiệp thông gìn giữ tình huynh đệ, tự bản chất nó, tình thương tỏa lan ra, Tình thương hay lây sang người khác, đưa mọi người đến hiệp thông. Con phải tạc dạ rằng: hiệp thông là một chiến thắng từng giây phút. Sơ hở trong chốc lát có thể làm tan vỡ hiệp thông: Vì trong tư tưởng…

Read More

Việc tầm thường trong Phúc Âm

Chúa Giêsu dạy con sống thực tế, đáng giá những việc tầm thường dưới con mắt Chúa: thu nhặt những vụn bánh và cá, đi đánh cá, làm bếp, mua dầu thắp, viếng thăm người bị bỏ rơi, ốm bệnh, chia sẻ cơm áo, yêu thương, tha thứ làm người làm khốn mình… toàn là những việc tầm thường! Đời ai cũng gặp, ngày nào cũng làm, nhưng hậu quả lớn, vì nó có khả năng mang lại sự sống, hạnh phúc cho một đời người, hoặc gây đổ vỡ…

Read More

Vì Sao Ngạc Nhiên

Nhiều người ngạc nhiên vì họ có mắt mà không thấy, vì họ không nhìn nơi các thánh nhìn. Các thánh nhìn với con mắt của Thiên Chúa, các thánh đã đánh giá cuộc đời dưới ánh sáng Thiên Chúa. Các thánh không ngạc nhiên, vì họ đã sống trong thực tế, trong sự thật. Tại sao nhiều người ngạc nhiên, bỡ ngỡ? Vì họ chỉ đánh giá vật chất, khoái lạc và mục đích, họ chủ trương mưu mô, thủ đoạn, xảo trá là phương tiện. Họ đã nhìn…

Read More

Ngạc Nhiên

Sự dốt nát của tâm trí con, Sự mù quáng của quả tim con, Sẽ dành cho con bao nhiêu ngạc nhiên. Chừng nào con mở mắt linh hồn mình ra thì đã quá muộn! Như người giàu có trong Phúc Âm. Lúc ấy con không ngờ rằng: Người quền thế bị hạ thấp, kẻ khiêm nhường được nâng lên cao. Làm sự gì cho anh em hèn mọn nhất là làm cho chính Chúa. Sự đau buồn trở nên vui mừng. Sự chết đưa đến sự sống lại. Người…

Read More

Ave

Ave (kính chào) là một lời chào hỏi đơn sơ, bình dân. Nhưng kể từ khi thiên thần Gabriel đã nói lên, tiếng “Ave” đã trở thành thánh. Vì nó được gắn liền với mầu nhiệm cứu chuộc cao cả. Tiếng “Ave” gợi lên trong lòng Mẹ Maria bao nhiêu tâm tình thờ lạy, cảm tạ, mến yêu. “Ave” phải là lời chào của tôi, vui tươi như Mẹ với mọi người. “Ave” là tiếng loan báo ân sủng, sự hòa giải, đổi mới, phục sinh, “Ave” là lời cầu…

Read More

24. Con Dám Làm Một Dấu Hiệu Không?

Ai làm dấu hiệu? Phải hi sinh, như cụ già Simêon nói về Chúa Giêsu: “Này đây con trẻ này, sẽ nên các dấu hiệu làm bia cho sự đối địch” (Lc 2,34). Ai làm dấu hiệu, Phải chung số phận với Mẹ Maria: “Và với chính mình Bà, lưỡi gươm sẽ rẽ thấu tâm linh” (Lc 2,35). Bởi vì dấu hiệu phải bên đỗ, dũng cảm, chiếu sáng, tỉnh thức không sợ dư luận. Dấu hiểu phải bám trụ, bất động tại chỗ. Dấu hiệu phải đương đầu với…

Read More

23. Dấu Hiệu Đích Thực Là Một Lời Chúa

Qua mỗi thời đại, Thiên Chúa đã cắm những dấu hiệu trên trần gian, để hướng dẫn cho nhân loại, đó là các thánh. Họ là dấu hiệu của trong sáng, của khó nghèo, của trung tín, của dũng cảm, của đức tin, của tình thương, v.v… Cuộc đời của mỗi vị thánh đều nêu cao một dấu hiệu, một lời Chúa. Như Chúa Giêsu là lời của Đức Chúa Cha, Uy nghiêm, dũng cảm, sắt đá, lãnh đạo, Như Maisen, như Êlia, Khả kính, khôn ngoan, mục vụ. Như…

Read More

22. Thế Gian Cần Dấu Hiệu

Dấu hiệu rất quan trọng, trụ đường càng quan trọng thì dấu hiệu càng nhiều càng rõ. Hãy thử cất hết dấu hiệu trên các đường phố, xa lộ, trong giây lát, bao nhiêu tai nạn khủng khiếp sẽ xảy ra. Dù thinh lặng. Dấu hiệu thay cho con người phải hiện diện. Dấu hiệu có một ảnh hưởng vĩ đại, trong đời sống của xã hội, kinh tế. Vì nó có thể thay đổi, chuyển hướng, cả một cuộc hành trình mỗi ngày của từng triệu người. Thời đại…

Read More

21. Sức Mạnh Của Dấu Hiệu Là Sự Khác Biệt

Dấu hiệu bắt người ta chú ý. Dấu hiệu rõ ràng, càng sáng càng nổi bật, thì sức mạnh của nó càng lớn. Giữ đêm tối, dấu hiệu ngoài biển là vọng đăng, là đèn đỏ trên các tháp cao, các trụ đài phát sóng, là đèn xanh vàng đỏ trên các trụ đường giao thông, là tín hiệu rađa trên không trung giữa các phi cơ. Sức mạnh của dấu hiệu là sự khác biệt. Khác biệt với mầu sắc, các âm thanh xung quanh. Nếu không khác biệt…

Read More

20. Tuổi Trẻ Tìm Kiếm Gì?

Píer Giorgio Frassati là một thanh niên đẹp trai, con nhà giàu, cha là một đại sứ. Bao nhiêu cám dỗ của xã hội trưởng giả, bao nhiêu áp lực của gia đình thúc ép, níu kéo cậu. Nhưng tuổi trẻ sôi sục trong tim, cậu muốn tìm kiếm Chuá Kitô cách quảng đại. Cậu không chấp nhận một cuộc sống đạo đức bị tụt hóa, tinh thần hy sinh bị giảm thiểu, lối làm việc tông đồ cách trưởng giả, vu lợi. Cậu rất sợ, vì đó là con…

Read More

19. Làm Những Việc Tầm Thường Là Tinh Thần Khó Nghèo

Người giàu có hay xa xỉ, không nghĩ tới việc “thu lượm” các kẹo bánh và cá. Người nghèo biết tiết kiệm, biết giá trị “hạt thóc là hạt vàng”. Họ biết “thu nhặt” không phải vì mình, mà để luôn sẵn sàng chia sẻ với anh em. Con phải biết thu nhặt những việc tầm thường và thực hiện tốt nhất, với tất cả tình thương. Vì người nghèo khó thiêng liêng, không dám để mất một mảnh vụn nào. Chúa Giêsu là người nghèo, Ngài đã bảo: “Hãy…

Read More

18. Với Những Người Ích Kỷ

Không có gặp gỡ, không có va chạm. Người ích kỷ, chỉ muốn quơ góp, chồng chất về cho mình. Họ thờ cái “tôi”: Tôi được vinh quang hơn, sung sướng hơn, giầu có hơn, mở rộng ảnh hưởng ra xa hơn. Muốn được thế, phải bước lên trên người ta, xô lấn tới, đẩy lùi người ta. Nếu con hay va chạm với anh em, đừng đổ lỗi cho họ, hãy thành thực xét mình. Có phải cì con ích kỷ không? Chỉ có nam châm mới hút, chứ…

Read More

17. Phong Trào Kế Hoạch Nhỏ

Trong nhiều nước trên thế giới, thiếu nhi có phong trào kế hoạch nhỏ. Các em thu nhặt sắt vụn, giấy vụn, mảnh thủy tinh, v.v… Và máy móc chế biến thành nguên liệu giá trị. Mặc dầu đã lớn tuổi, phong trào kế hoạch nhỏ vẫn mời gọi con. Mục đích còn rộng hơn nữa, đó là mảnh vụn thời gian, là quét nhà, lau bàn, là tươi cười với mọi người, là giúp người bạn cùng xí nghiệp một tay, là giúp cụ già lên xe buýt, là…

Read More

16. Người Kitô Là Người Thế Nào?

Người Kitô là môn đệ Chúa, giữ các giới răn Chúa. Nếu không thì như Chúa Giêsu đã nói rõ: “… không thể làm môn đệ Ta”. Người Kitô là người tìm thánh ý Chúa, tìm hạnh phúc cho anh em, tìm những hình thức mới của sự hiện diện của Hội Thánh trong thế giới hôm nay. Người Kitô yêu mến thánh giá và vác thánh giá. Người Kitô làm cho đời mình nên một Kinh Tin Kính sống, là người tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu, và…

Read More

15. Một Lối Sống Thực Tế

Nhiều lúc con muốn chọn một lối sống thực tế, tóm gọn trong một câu, để tập trung vào đó mọi cố gắng, để hiểu, để bắt chước. Con tưởng thánh Phaolô đã vạch sẵn cho con rồi. “Sống đối với tôi chính là Đức Kitô” (Pl 1,21). Tư tưởng này đã khắc sâu trong tâm hồn Phaolô: “Nếu tôi sống, chính cho Chúa mà tôi sống, nếu tôi chết, chính cho Chúa mà ta chết. Vậy dù sống, dù chết, ta vẫn là của Chúa. Vì chưng Đức Kitô…

Read More

14. Người Kitô Đích Thực

Người Kitô xứng đáng với danh hiệu ấy, là người thể hiện cuộc đời Chúa Kitô, qua mọi tình huống trong đời sống mình. Mỗi vị thánh đều sống trong sáng nhất, một mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu: – Chúa Giêsu Hài đồng, – Chúa Giêsu giảng dạy, – Chúa Giêsu yêu mến thanh thiếu niên. – Chúa Giêsu tử nạn… Đức Mẹ Maria đã sống trọn vẹn cả 15 mầu nhiệm ấy. Người Kitô thưở sơ khai, đã có một lối diễn tả rất đơn so: “Người…

Read More

13. Đối với con, sự sống là Giuse, Maria

Con không tách rời Mẹ Maria và Thánh Giuse khỏi Chúa Giêsu. Vì con không thể làm ngược Chúa Giêsu. Trên trần gian này và muôn đời trên thiên đàng, Chúa Giêsu yêu mến Mẹ Maria và Thánh Giuse trên hết, sau Chúa Cha. Không ai diễn tả lại cuộc đời Chúa Giêsu một cách trọn lành như Mẹ Maria và Thánh Giuse. Nếu Chúa Giêsu nói với thánh Philipphê: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9) thì con cũng nói được: “Ai thấy Maria và Giuse thì…

Read More

12. Ai Là Người Quan Trọng Trong Hội Thánh

Trẻ con, những người bị bỏ rơi, cô dơn, nghèo khổ quan trọng hơn. Vì họ là trung tâm của sự chú ý của Chúa Giêsu, trung tâm của sự chăm sóc của Hội Thánh. Phúc Âm chứng minhđiều đó. Ai giúp những người hèn mọn, ai ôm ấp một quả tim thao thức đến với kẻ khác, ai hạ mình xuống để phục vụ là môn đệ Chúa Giêsu. Vì sự quan trọng của Hội Thánh, không căn cứ giá trị của thành viên, là ông này, bà nọ.…

Read More

11. Hội Thánh Không Phải Là Ông Chủ Của Sứ Điệp Chúa Giêsu Mà Là Tôi Tớ Phục Vụ Sứ Điệp Ấy

Phúc Âm ân huệ mở rộng cho mọi người. Dù ai ở ngoài Hội Thánh cũng sử dụng được. Điều quan trọng không phải là làm cho Hội Thánh vinh quang, làm lợi cho giáo dân. Quan trọng phải là làm cho sức mạnh của sự thật NướcTrời được phổ biến đến cho mọi người. Chúa Giêsu dạy các tông đồ: đừng cản người ngoài nhân danh Ngài mà trừ quỉ (Lc 9,49-50). Ngài muốn cho chúng ta hợp tác huynh đệ với mọi người chứ không khư khư làm đại…

Read More

10. Liên Lỉ Tạ Ơn

Những món quà con đón nhận nhưng không: hạt sương lóng lánh, mặt trời chiếu sáng, ánh nắng sưởi ấm, dòng suối trong mát, làn gió êm dịu, tiếng chim ríu rít, bàn tay nóng hổi, tiếng chuông nhà thờ… Có bao giờ con nhớ để biết ơn. Con đã hưởng thụ nhưng không, không tốn một xu. Nếu con biết mở mắt nhìn và suy nghĩ, con sẽ sống trong tạ ơn Chúa liên lỉ và cảm động nhớ ơn. Cung lòng và dòng sữa mẹ nuôi con. Mồ…

Read More

9. Mời Con Ra Khỏi Pháo Đài

Hội Thánh cũng như mỗi giáo dân Không được tự mãn về đức tin của mình. Và sung sướng hưởng thụ trong một pháo đài kiên cố. Ngược lại chúng ta đang tiến trên đường tìm đến Chúa. Chúa Giêsu cũng tiến trên đường ấy lại gần nhân loại. Ngài đang đi tìm con, tìm bác xích lô, tìm bà quét đường, như Ngài tìm ông Lêvi, tìm bà Samari, tìm các môn đệ đang lao lực trong thuyền. Từ thưở sơ khai đạo Kitô đã được gọi là “đường”…

Read More