- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Con đường siêu xuất của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Trong thời Tục Hoá hôm nay, niềm tin nơi sự hiện hữu của Nước Thiên Đàng hầu như đã cạn kiệt. Trước đây tín hữu Công giáo vẫn tin một cách đơn sơ rằng Thiên Đàng hay Nước Trời dĩ nhiên phải …ở trên Trời. Thế nhưng với thần học  thì niềm tin ấy đã không còn được chấp nhận “Chúng ta hãy bắt đầu bằng một  tín lý quen thuộc và đặt tín lý đó vào một Tam Đoạn Luận đơn giản: Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Thiên Đàng là nơi Thiên Chúa ngự, vậy Thiên Đàng cũng  ở khắp mọi nơi.

Như  vậy phải chăng giữa Thiên Đàng và con người không còn ranh giới ? Theo Thần học, đoạn lý luận trên vô giá trị bởi vì đã không thấy Thiên Đàng là ơn phước. Thiên Đàng không phải là kết quả của một điều kiện hay của một định luật vật lý. Mặc dầu Thiên Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Thiên Chúa tỏ lộ vinh quang của Người qua phương cách ơn phúc đặc sủng. Theo thần học gia Gerhard Ebeling: Không phải Thiên Chúa ở đâu Thiên Đàng ở đó mà là Thiên Đàng ở đâu Thiên Chúa ở đó. Vì là ơn phúc nên phải có sự kết hợp sống động giữa cá nhân và Thiên Chúa. Cũng không phải ai cũng có mức độ ơn phúc giống nhau. Gọi là Thiên Đàng hay Trời chỉ là cách biểu đạt bất toàn của ngôn ngữ loài người về trạng thái cá nhân” Hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi ( GLCG 1024 ). Nói cách khác không hề có một Thiên Đàng tĩnh,  tồn tại bất biến ở nơi nào đó trong vũ trụ” ( Nguồn Công giáo Info – 11/7/2013 – Đỗ Trần Duy  – Thiên Đàng Ở Đâu ? ).

Nếu không có Thiên Đàng…tĩnh ở đâu đó trong vũ trụ vậy chắc hẳn Thiên Đàng phải là…động khi con người có ơn phúc với Thiên Chúa ? Thế nhưng cái gọi là  Thiên Đàng…động ấy cũng chẳng thể có một khi Thiên Chúa đã bị chính thần học…giết chết ( Theologie de la mort de Dieu ). Không có Thiên Đàng không có Thiên Chúa, nhân loại này tất yếu không thể không đoạ vào chủ nghĩa hư vô ( Nihilisme ) bởi chưng đã không còn có… chốn  để về. Triết học có ba nan đề cần giải quyết. đó là con người sinh ra bởi đâu ? Sống trên đời để làm gì và chết rồi đi đâu ?  Không biết mình  từ đâu sinh ra, chết rồi đi đâu thì cũng chẳng thể biết mình sống trên đời để làm gì ? Tin có Nước Thiên Đàng, cố gắng làm những việc lành phúc đức hầu mong có ngày được về nơi chốn  phước lạc đời đời, niếm tin đó hoàn toàn chắc thật. Mặc dù vậy để có được niềm tin ấy thì cần phải có ơn gọi và chính ơn gọi  sẽ làm nên cơ sở của đức tin chân  chính “ Chỉ có một thân thể một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được  gọi đến một hy vọng một Chúa một đức tin một Phép Rửa một ĐCT là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người suốt qua mọi người  và ở trong mọi người” ( Eph 4, 4 -6 ).

Người Công giáo có ơn gọi đến một hy vọng và đó là hy vọng vào Nước Thiên Đàng đời sau chưa thấy. Tuy nhiên cũng vì cái sự…chưa thấy ấy mà hy vọng của chúng ta mới được bảo đảm “ Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là sự hy vọng vì có ai lại hy vọng  điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 -25 ).

Lòng tin và hy vọng  trong tôn giáo luôn đi đôi với nhau. Không thể có lòng tin nếu không có hy vọng và ngược lại lòng tin ấy cũng không thể bền chắc nếu không sống niềm hy vọng vào  Nước Thiên Đàng đời sau. Mặt khác lòng tin yêu hy vọng cũng  chỉ có thể được  bồi đăp bằng sự nhẫn nại đợi trông. Nói đến nhẫn nại là nói đến khổ đau. Không có khổ đau thì không có nhẫn nại bởi lẽ nhẫn nại ở đây chính là bỏ mình theo Chúa “ Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất. Còn hễ ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được. Vì được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì ?” ( Mt 16, 24 -26).

Mạng sống đối với người đời là cái vô cùng quý giá. Ấy vậy  Đức Ki Tô lại dạy ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì lại được.  Để có thể hiểu  nghịch lý này chúng ta cần  nhận ra  nó trong  tính chất siêu xuất thế gian  qua con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng  mà Thánh Teresa HĐ Giê Su  đã thực hiện.

Người ta sống ở đời ai chẳng muốn cho mình  được sống mãi trong yên ổn hạnh phúc. Thế nhưng thực tế cho thấy hạnh phúc chẳng qua chỉ là một thứ ảo ảnh dường như có đó rồi lại mất đó. Sở dĩ hạnh phúc là cái  không thực  bởi chưng chính đời sống  này  cũng chỉ là tiếp nối của những cái không thực. Teresa ngay từ khi còn rất nhỏ đã nhận ra tính chất chóng qua của đời này. Một buổi chiều nọ được đi câu cá với cha thật là vui nhưng khi ra về lòng lại thấy buồn vui lẫn lộn “ Những buổi chiều thơ mộng ấy rất chóng vắn chưa chi đã phải thu dọn trở về trại. Nhưng trước khi thu dọn về con mở thúng nhỏ lấy bánh ăn. Khốn nạn, bánh nhân mứt các chị mới làm đẹp thế mà đã nhợt hết màu; con thấy bánh không còn ngon lành như trước lại trông như cũ và ỉu thì nhân đó lại sinh lòng chán ngán thế gian hơn. Con hiểu chỉ có sự mừng vui Thiên Đàng mới thoát khỏi vầng mây u ám” ( Một Tâm Hồn. Chương  II ).

Nhận ra tính chất vô thường của đời sống để rồi lập nguyện bước đi theo Chúa trên con đường  siêu thoát. Điều ấy Teresa đã thực hiện một cách rất mực đơn sơ nhưng lại hàm chứa trọn vẹn lý tưởng của một vị Thánh tương lai. Lần kia chị Leonie chắc nghĩ mình đã lớn không muốn chơi đồ chơi con nít nữa nên cầm cái rổ đồ chơi và bảo hai em chọn muốn lấy thứ gì thì lấy. Chị Celine nhìn rồi chọn lấy búi chỉ lụa ngũ sắc. Còn  con, con nghĩ một giây rồi nói:

Con vừa nói vừa vơ lấy cả rổ, cả em phỗng ( búp bê ). Cử chỉ thơ ngây này coi như toát yếu cuộc đời con. Đến sau khi đã biết ái mộ đàng nhân đức con hiểu rằng muốn nên Thánh cần phải chịu khổ nhiều, phải luôn luôn tìm sự trọn hảo nhất, phải quên mình đi cho hẳn. Đàng Thánh Thiện Trọn Lành có nhiều bậc, mỗi linh hồn được tự do tiến tới  theo ơn Chúa, được tự do hành động nhiều ít tuỳ sở nguyện. Tắt một lời được tự do chọn trong những cách hy sinh mà Chúa muốn” ( Một Tâm Hồn – Chương I ).

Lý tưởng  thi hành trọn vẹn Thánh Ý Thiên Chúa  của Teresa hoàn toàn  không có gì khác với  các vị Thánh khác. Tuy nhiên để có thể  bước đi trên con đường này thì dù bất cứ ai cũng phải hết lòng tìm kiếm. Có tìm thì mới gặp như lời Chúa nói “ Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước ĐCT và sự công chính của Người”( Mt 6, 33 ). Có thể nói sống tôn giáo là  sống cuộc tìm kiếm, có tìm mới gặp còn như không tìm thì không thể gặp. Cái gọi là Sống Đạo hôm nay  không có chi gọi là tìm kiếm. Người ta đi lễ, đến nhà thờ  đọc kinh lần chuỗi Mân Côi, ngắm Đàng Thánh Giá  này nọ tưởng chừng như  trang nghiêm sốt sắng lắm nhưng tất cả  chỉ là những hình thức bề ngoài đáng bị Chúa quở trách “ Dân này chỉ kính thờ Ta ngoài môi miệng còn lòng trí chúng thì xa Ta lắm, sự thờ kính ấy chỉ luống công” ( Mt 15,8 ). Sống Đạo không thể chỉ có cái vẻ bề ngoài mà cần phải có bề trong có nghĩa tất cả cần phát xuất từ ở nơi cái Tâm Chân Thật. Nguyên nhân đưa đến tai hại của việc sống đạo có tính …bì phu như thế  một phần quan trọng là do thần học chủ về duy lý. Với duy lý thì đương nhiên không thể có việc tìm kiếm và chính bởi không tìm kiếm thế nên mới cho rằng Nước Thiên Đàng chỉ là cách  biểu đạt bất toàn của ngôn ngữ loài người ???.

Thiên Đàng không phải  chỉ là thứ…trạng thái như thần học nói nhưng quả thực là có một nơi chốn hẳn hoi. Nếu Thiên Đàng không có nơi có chốn thì Thánh Phao Lô đã chẳng nói “ Tôi cần phải khoe khoang dầu chẳng có ích gì. Nhưng nay tôi nói đến các dị tượng và sự khải thị của Chúa. Tôi  biết được một người trong Chúa Ki Tô cách mười bốn năm trước đây đã được cất lên tới từng trời thứ ba hoặc trong thân thể tôi chẳng biết hoặc ngoài thân thể tôi cũng chẳng biết có ĐCT biết .  Tôi biết thể nào người đó hoặc trong thân thể hoặc ngoài thân thể tôi chẳng biết có ĐCT biết đã được cất lên đến Lạc Viên nghe những lời không thể nói mà người nào cũng không được phép nói ra” ( 2C 12, 1 -4).

Thiên Đàng hẳn có nơi có chốn nhưng muốn biết nơi chốn ấy…ở đâu thì phải sống ơn gọi có nghĩa cần phải  hết lòng tìm kiếm. Teresa đã có ước vọng đi tu ngay từ khi còn bé tí tẹo “ Khi con vừa biết nói hễ  lần nào mẹ hỏi con nghĩ gì đấy con cũng thưa:

 

Có khi nghe nói chị Pauline sẽ đi tu mà dù chưa hiểu  tu là gì con cũng nhủ,tôi cũng đi tu.

Đó chính là một trong những ghi nhớ trước nhất của đời con. Từ đó trở đi con không hề đổi ý đi tu. Thế là từ khi mới lên hai con đã trông gương chị con mà trìu mến Bạn các kẻ đồng trinh” ( Một Tâm Hồn – Chương I ).

Dù là ước muốn đi tu đã có ngay từ khi chập chững vào đời nhưng để đạt được ước nguyện đó Teresa đã phải trải qua  rất nhiều thử thách cam go. Tính tình vốn nhút nhát nhưng Teresa  đã phải cùng với cha mình đến gặp nài nỉ cha chính địa phận rồi đến đức giám mục, đức Thánh cha nữa mới được chuẩn nhận vào  Dòng Kín khi mới 15 tuổi. Sự thử thách của Chúa đối với Teresa thật hết sức nặng nề ngay khi vừa gia nhập dòng “ Trước hết linh hồn con phải khô khan cay cực như của nuôi mình hàng ngày. Đoạn Chúa để mẹ bề trên xử với con rất thẳng ngặt mà chính người  cũng không ngờ. Chẳng lần nào con gặp người mà không bị một vài lời quở trách. Con nhớ một lần quét nhà để sót màng nhện trong hiên, người đã quở trách con trước mặt chị em rằng = Ai chẳng biết trẻ 15 tuổi đã quét nhà ! Thật là tội nghiệp. Thôi con đi nhặt màng nhện ấy đi và từ rày phải làm kỹ lưỡng hơn” ( Một Tâm Hồn Chương VII ).

Đi tu thì phải từ bỏ thế gian và thế gian ở đây được cụ thể bằng những tiện nghi đời sống. Nói từ bỏ mà vẫn còn muốn có tiện nghi thì vẫn chưa phải là từ bỏ : Bữa tối kia lúc đọc kinh đoạn con tìm cái đèn con vẫn để trên kệ mà chẳng thấy. Là giờ im lặng không thể hỏi han ai được. Con nghĩ thầm hẳn có chị nào lấy lầm đèn của con về dùng. Nhầm mà để người ta phải chịu tối  cả giờ làm sao ? Lại là tối định làm nhiều việc !.

Phải mà khi ấy Chúa chẳng ban ơn soi sáng bề trong có lẽ con đã phàn nàn lắm nhưng vì có ơn Chúa, chẳng những con đã không buồn bực lại coi mình là có phúc ở chỗ đó. Con suy rằng để giữ đức khó khăn cho trọn chẳng những phải vui lòng chịu thiếu thốn những cái viễn dụng mà thôi đâu lại cả những vật thiết dụng cũng phải vui lòng chịu thiếu thốn nữa. Tối ấy bề ngoài tối tăm u ám thật nhưng linh hồn được ơn Chúa chiếu soi rạng rỡ lắm” ( Một Tâm Hồn Chương VII ).

Khó khăn hay khó nghèo là một trong ba đòi hỏi của Tin Mừng = Vâng lời – Khiết Tịnh – Khó Nghèo. Lý do Chúa đòi hỏi người tu cần có ba nhân đức ấy là vì nó có quan hệ mật thiết đến sự từ bỏ. Người thế gian luôn tìm kiếm hòng thoả mãn dục vọng và điều ấy khiến đưa đến đủ mọi thứ phiền não bất hạnh. Còn kẻ theo Chúa thì phải từ bỏ cả những gì mà thế gian cho là đáng quý đáng trọng “ Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai hoặc con gái hơn Ta cũng không đáng cho Ta. Ai không vác thập giá mình mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta” ( Mt 10, 37 -38 ).

Tại sao cần phải yêu mến Chúa hơn yêu con cái cha mẹ ? Đó là vì Tình Yêu của Chúa là Tình Yêu tự hiến “ Chẳng ai có sự thương yêu lớn hơn là vì bạn hữu mà bỏ mạng sống mình” ( Ga 15, 13 ). Vì Chúa đã hiến mạng sống mình vì ta bởi đó cho nên không ai lại không mắc nợ với Chúa món nợ Tình Yêu này. Teresa hơn ai hết đã nhận ra món nợ ấy “ Ôi lạy Chúa con vẫn biết  nợ tình chỉ có thể trả bằng tình. Chúa yêu dấu chúng con, chúng con phải yêu mến Chúa.Con đã tra cứu tìm ra một phương pháp làm nhẹ nhõm lòng con lắm, phương pháp ấy là lấy Tình Ái đáp lại Tình Ái” ( Một Tâm Hồn – Chương XI ).

Lấy Tình Yêu để  đáp lại Tình Yêu, chúng ta có thể làm việc ấy bằng cách nào ? Xin thưa nếu có Ơn Chúa thì cũng chẳng có chi là khó. Chúa lập nên Bí Tích Thánh Thể và mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài để được sống “ Quả thật Ta nói cùng các ngươi, ai tin Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh của sự sống, tổ phụ các ngươi ăn manna trong đồng vắng rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống hầu cho ai ăn  đến thì chẳng chết. Ta là bánh từ trời xuống. Nếu ai ăn bánh ấy thì có sự sống đời đời. Còn bánh mà Ta sẽ ban cho vì sự sông thế gian ấy là Thịt Ta” ( Ga 6, 47 -51 ).

Tin Chúa Giê Su ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể là điều vô cùng khó, ngay cả một số môn đệ Chúa khi nghe Ngài nói lời này cũng đã bỏ đi. Thời trước đã vậy còn trong thời Tục Hoá bây giờ Bí Tích Tình yêu này đang  có nguy cơ bị huỷ phá. Người ta nay vẫn tham dự Thánh Lễ, Rước Lễ nhưng không phải vì Tình Yêu. Điều  ấy đối với Chúa thật chẳng ích lợi, lý do là vì đây là Bánh Hằng Sống đem lại sự sống đời đời cho con người  chứ không phải chỉ là một thứ lễ nghi bề ngoài. Ngoài việc đến với Bí Tích Yêu Thương  để có sự sống thần linh nơi mình. Chúa còn đòi hỏi ta phải siêng năng cầu nguyện. Thế nhưng  cái gọi là cầu nguyện hôm nay chỉ có Cầu chứ không có Nguyện. Cầu mà chỉ xin những ơn như là cho có kết quả phỏng vấn ( xuất cảnh ) cho được thượng lộ bình an được khoẻ mạnh con cái học hành tấn tới v.v… thì những điều cầu xin ấy đâu thể đẹp ý Chúa ?. Ý của Chúa là muốn ta nguyện được về với Ngài để hân thưởng một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc trên Nước Thiên Đàng đời đời chứ không phải là cứ sống mãi trong cõi đời ô trược khốn khổ này.

Cầu thì phải Nguyện và để có thể đạt được sở nguyện ấy thì trước hết cần phải  có lòng tin thiết tha nơi sự hiện hữu của Nước Thiên Đàng. Teresa ngay khi vừa mới lên hai đã ước ao được về Thiên Đàng “ Một hôm Teresa hỏi mẹ xem mình có được lên Thiên Đàng không, mẹ trả lời  = Được nếu con ngoan. Thưa mẹ nếu con không ngoan con phải xuống Hoả Ngục à ? Nhưng con đã có cách này. Khi mẹ lên trời con cũng theo mẹ rồi mẹ ôm rõ chặt con vào lòng, thế Chúa làm gì mà gỡ được con ra ? ( Một Tâm Hồn Chương I ).

Tin có Nước Thiên Đàng và ước nguyện về đó thì thế nào cũng được như sở nguyện bởi Chúa  luôn trung thành trong mọi lời hứa.Teresa đã đi trọn con đường Tình Ái và rồi điều gì Chúa hứa thì Ngài đã thực hiện “ Bỗng dưng Teresa ngửa mặt lên như có tiếng nhiệm gọi. Người mở mắt ra, gương mặt sáng láng bình an vui vẻ lạ thường đôi mắt cứ đăm đăm nhìn lên ảnh Đức Mẹ lâu bằng khi đọc Kinh Tin Kính. Đoạn linh hồn Thánh ấy trở nên mồi ngon cho Phượng Hoàng Cực Thánh tha về tổ phước Thiên Đàng” ( Một Tâm Hồn Chương XII )./.

 

Trà Cổ ngày 01/10/2016

Phùng  Văn  Hoá

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]