Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 35: Chớ sát sinh

ĐIỀU RĂN THỨ NĂM CHỚ SÁT SINH (Xh 20,13) Chúng ta đã quen đọc điều răn thứ năm là “Chớ giết người”.  Nếu dịch sát nguyên bản thì phải nói là “Cấm giết”, và dĩ nhiên là hiểu về việc giết người. Nhưng có người đã dựa vào nguyên bản để cấm luôn cả việc giết thú vật. Vì thế, để hiểu rõ vấn đề hơn, chúng tôi cố gắng theo sát nguyên bản là “chớ sát sinh”. Bài giáo lý của Thánh Tôma gồm 3 phần. 1/ Thứ nhất,…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 34: Hãy tôn kính cha mẹ

MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐIỀU RĂN THỨ BỐN “HÃY TÔN KÍNH CHA MẸ ĐỂ NGƯƠI ĐƯỢC HƯỞNG ĐỜI SỐNG LÂU DÀI TRÊN ĐẤT MÀ GIAVÊ CỦA NGƯƠI ĐÃ BAN” (Xh 20,12) ========= Sau 3 điều răn liên quan đến luật truyền mến Chúa, chúng ta bước sang 7 điều răn liên quan đến luật truyền yêu tha nhân, mở đầu là điều răn liên quan đến việc thảo kính cha mẹ. Có thể chia bài huấn giáo thành 3 phần. 1. Trước hết, tác giả giải thích lý do của nghĩa…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 33: Ngươi hãy thánh hóa ngày Sabat

MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐIỀU RĂN THỨ BA “NGƯƠI HÃY NHỚ THÁNH HOÁ NGÀY SABAT” (Xh 20,8) ========= Trong bản kinh tiếng Việt, điều răn thứ ba được phát biểu như sau: “Thứ ba giữ ngày Chúa Nhật”. Thánh Tôma phát biểu theo bản văn Kinh Thánh Cựu ước “Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày sabat” và tìm cách giải thích theo chiều hướng Kitô giáo. Trong tiếng Do Thái, sabbath có nghĩa là nghỉ ngơi, và được dùng để đặt tên cho ngày thứ bảy trong tuần. Luật nghỉ ngơi…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 32: Ðiều Răn Thứ Hai

MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐIỀU RĂN THỨ HAI “NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC KÊU TÊN ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ CỚ” ========= Bài hôm nay bàn về điều răn (hoặc lệnh truyền) thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Có những bản dịch khác viết là “đừng kêu danh Chúa cách bất xứng” (in vanum). Cũng giống như bài trước, Thánh Tôma bắt đầu bằng các lỗi phạm: 3 trường hợp kêu Danh Chúa cách bất xứng. Sau đó, tác giả nêu ra 6 (tức là gấp đôi) lý do nên kêu cầu…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 31: Điều Răn Thứ Nhất

MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT “NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC CÓ THẦN NÀO KHÁC ĐỐI NGHỊCH VỚI TA” (Xh 20,3) ========= Sau những bài dẫn nhập về luật Thiên Chúa, cách riêng là luật yêu thương của Tân ước với hai lệnh truyền mến Chúa yêu người, từ bài hôm nay, Thánh Tôma giải thích nội dung Mười Điều Răn. Nên lưu ý là trong tiếng Việt “điều răn” xem ra như là những lời khuyên răn dạy bảo, còn trong tiếng Latinh, praeceptum có nghĩa là “lệnh truyền, mệnh…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 30: Yêu thương người lân cận

Sau nhập đề về điều răn “mến Chúa”, Thánh Tôma bước sáng điều “yêu người”.  Bài hôm nay gồm 3 mục chính: 1/ Bốn lý do để yêu thương  người thân cận. 2/ Ý nghĩa của lệnh truyền yêu thương người thân cận “như chính mình”. 3/ Năm lý do để tha thứ cho kẻ thù. *** YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN Khi được chất vấn về điều răn nào quan trọng nhất, Đức Giêsu đã đưa ra 2 câu trả lời cho một câu hỏi. Câu trả lời thứ…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 29: Kính mến Thiên Chúa

Sau bài dẫn nhập về đức mến, Thánh Tôma đi vào hai “mối tình” cơ bản của nhân đức này, đó là mến Chúa và yêu người. Bài hôm nay bàn về mối tình thứ nhất: lòng mến Chúa. Tác giả chú ý cách riêng đến 2 điểm: thứ nhất, làm thế nào để chu toàn luật mến Chúa? Câu trả lời là bằng bốn cách: nhớ lại những ân huệ của Chúa; nghĩ đến sự cao cả siêu việt của Ngài; dứt bỏ lòng quyến luyến những thụ tạo;…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 28: Những hiệu qủa của lòng mến Chúa

Bài hôm nay tiếp tục phần dẫn nhập vào đề tài luật yêu thương. Lần trước, Thánh Tôma ôn lại lịch sử của việc ban hành bốn luật trong lịch sử cứu độ: luật tự nhiên, luật dục vọng, luật Cựu ước (kính sợ), luật Tân ước (yêu thương). Tiếp tục phần dẫn nhập, tác giả kể ra 9 hiệu quả của lòng mến Chúa. Nói đúng ra, lúc đầu tác giả chỉ nói đến 4 hiệu quả, nhưng đến khi giảng thì người tiếp tục khai triển thêm 5…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 27: Luật Tình Yêu

DẪN NHẬP VÀO LUẬT TÌNH YÊU ========= Như đã giới thiệu lần trước, Thánh Tôma đã giải thích Mười Điều Răn của Thiên Chúa theo chiều hướng tình yêu: yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân. Vì thế, để mở đầu cho loạt bài huấn giáo này, thánh nhân muốn trình bày về ý nghĩa của luật tình yêu trong kế hoạch cứu độ. Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, thiết tưởng nên ôn lại quan niệm của tác giả về “luật”. Thật vậy, chúng ta thường quan…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 26

DẪN NHẬP VÀO MƯỜI ĐIỀU RĂN Chúng ta đã học hỏi những bài huấn giáo của Thánh Tôma dựa theo Kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha. Từ bài hôm nay, chúng ta chuyển sang loạt bài về Mười Điều Răn. Tuy những đề tài này đã được áp dụng từ lâu trong Giáo Hội dành cho các dự tòng, nhưng Thánh Tôma đã xếp đặt lại theo một hệ thống riêng, đó là dựa theo 3 nhân đức đối thần: những gì phải tin (Kinh Tin Kính), những gì…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 25

KINH LẠY CHA KẾT LUẬN Mở đầu cho những bài huấn giáo về Kinh Lạy Cha, Thánh Tôma đã nêu bật giá trị của “Lời kinh Chúa dạy” (xem bài 16). Sau khi đã chú giải nội dung, tác giả kết thúc với bản tóm tắt đối tượng của 7 lời cầu xin, được phân chia thành 2 nhóm: những điều tốt cần ước mong, và những điều xấu cần xa tránh. Tất cả  tóm lại trong 4 điều: vinh quang Thiên Chúa, sự sống vĩnh cửu, ơn công chính,…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 24

KINH LẠY CHA XIN CỨU CHÚNG CON KHỎI SỰ DỮ Xin đưa ra 2 nhận xét về bài giáo lý liên quan đến lời cầu thứ bảy trong Kinh Lạy Cha: nhận xét thứ nhất xét về nguyên bản Tân ước; nhận xét thứ hai xét về lời chú giải của Thánh Tôma.1/ Xét về nguyên bản Tân ước. Lời cầu “xin cứu chúng con khỏi sự dữ” chỉ có trong bản văn của Matthêu, và các học giả đặt vấn đề: đây là lời một lời cầu xin mới,…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 23

KINH LẠY CHA XIN ĐỪNG ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ ========= Lời cầu xin thứ sáu trong Kinh Lạy Cha đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trong lịch sử thần học. Bản dịch tiếng Việt tương đối “hiền” bởi vì chỉ xin Chúa đừng để chúng ta sa chước cám dỗ, nhưng nguyên bản của Tin Mừng Matthêu thì nói “mạnh” hơn:  “Xin đừng dẫn vào (hay đưa vào) chước cám dỗ”. Chẳng lẽ Chúa lại “cám dỗ” chúng ta, nghĩa là xúi chúng ta phạm tội,…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 22

KINH LẠY CHA VÀ THA NỢ CHÚNG CON NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG CON Chúng ta bước sang lời cầu xin thứ 5. Điều đầu tiên đáng ghi nhận là Thánh Tôma bắt đầu với một ơn của Thánh Linh. Chúng ta đã thấy một lối tiếp cận tương tự trong lời cầu xin trước đây. Vì thế tuy là chúng ta đọc “Lời kinh Chúa (Giêsu) đã dạy”, nhưng Thánh Tôma không ngần ngại nói rằng chính Thánh Linh thúc đẩy chúng ta cầu nguyện,…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 21

KINH LẠY CHA XIN CHA CHO CHÚNG CON HÔM NAY LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY ========= Ba lời cầu xin trong phần đầu của Kinh Lạy Cha mang tính chúc tụng. Bốn lời cầu xin trong phần thứ hai mang tính khẩn nài. Hôm nay, chúng ta bắt đầu học hỏi lời cầu xin thứ bốn, mở đầu cho phần thứ hai. Chắc hẳn đây là lời cầu xin được “hội nhập văn hoá” hơn cả, với mặt trái và mặt phải của nó. Cho đến Công đồng Vatican II, các…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 20

KINH LẠY CHA XIN CHO Ý CHA ĐƯỢC THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI ========= Lời cầu xin thứ ba trong Kinh Lạy Cha gây ra cảm giác nặng nề nhất! Chúng ta liên tưởng đến lời cầu của Đức Giêsu trong Vườn Cây Dầu: “Xin vâng theo ý Cha!” Hình như Thánh Tôma cũng ý thức điều đó và tìm cách thuyết phục chúng ta hãy sửa đổi quan điểm: ý Thiên Chúa không phải là cái gì nặng nề, bi đát! Thánh nhân giải thích cụm…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 19

KINH LẠY CHA NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN ========= Lời cầu xin thứ hai có thể dịch nhiều cách: Xin cho triều đại Cha mau đến, hoặc: Xin cho vương quốc (vương triều) của Cha đến. Ở đây, chúng ta không bàn về ý nghĩa của đoạn văn trong Tân ước, nhưng chỉ ghi nhận sự giải thích của Thánh Tôma Aquinô. Thánh nhân đưa ra ba cách thức hiểu cụm từ “Nước Thiên Chúa” (hoặc Vương triều Thiên Chúa). Mỗi ý nghĩa đều kèm theo những suy tư và hệ…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 18

KINH LẠY CHA XIN CHO DANH CHA ĐƯỢC NÊN THÁNH ========= Sau những lời dẫn nhập giới thiệu Kinh Lạy Cha, cũng như giải thích những lời mở đầu, Thánh Tôma bước sang phần chú giải 7 lời cầu xin. Một đặc trưng của bản chú giải này là móc nối mỗi lời cầu xin với một ơn Chúa Thánh Thần và một phúc thật. Như vậy là chúng ta gặp lại quan điểm của Thánh Tôma về đời sống luân lý của Kitô hữu. Thật vậy, trong sách Tổng…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 17

KINH LẠY CHA LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI ========= Sau những lời giới thiệu Kinh Lạy Cha, Thánh Tôma giải thích những lời đầu tiên, phân làm ba phần: 1/ Lạy Cha; 2/ của chúng con; 3/ ngự trên trời. Thật là một bài suy niệm súc tích về ý nghĩa của các lời mở đầu kinh nguyện. – Trong phần thứ nhất, tác giả phân tích ý nghĩa của từ “Cha”: Chúa là cha theo nghĩa nào (3 lý do), và chúng ta có nghĩa vụ gì…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 16

KINH LẠY CHA DẪN NHẬP ========= Trong Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta học hỏi Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, với 4 phần: Tuyên xưng Đức tin (Kinh Tin Kính), Cử hành Đức tin (Phụng vụ và các Bí tích), Sống Đức tin (Mười Điều Răn), Cầu nguyện (Kinh Lạy Cha). Một cách tương tự, chúng ta cũng học hỏi các bài giáo lý của Thánh Tôma Aquinô qua các bài chú giải Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha, Mười Điều Răn. Thử hỏi:…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 15

TÔI TIN HẰNG SỐNG VẬY. AMEN  =========   Chúng ta đã đến mục cuối cùng của tín biểu các Thánh Tông đồ. Xin đưa ra vài ghi chú về bản dịch Kinh Tin Kính và về bài huấn giáo của Thánh Tôma. 1. Bản dịch Kinh Tin Kính – Trong tiếng Việt, lời tuyên xưng được dịch là “tôi tin hằng sống vậy”. Như đã nói lần trước, trong nguyên bản latinh, động từ “tôi tin” chỉ được nói một lần ở đầu phần thứ ba (tôi tin kính Đức…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 14

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI ========= Trước khi đọc bài chú giải của Thánh Tôma về mục XI của Tín biểu các Thánh Tông đồ, xin nêu lên vài nhận xét về bản văn. 1. Bản dịch tiếng Việt lặp lại “tôi tin”, còn nguyên bản Latinh chỉ viết một lần “tôi tin” cho toàn thể phần thứ ba của Tín biểu (Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần). Như đã có dịp lưu ý, chính Thánh Linh là chủ động của sự thánh hoá và…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 13

(TÔI TIN) CÁC THÁNH THÔNG CÔNG. TÔI TIN PHÉP THA TỘI  ========= Thánh Tôma ghép lời tuyên xưng “các thánh thông công” với “tôi tin phép tha tội”, còn Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo thì gắn mệnh đề “các thánh thông công” với lời tuyên xưng về Hội Thánh “thánh thiện và phổ quát”. Các tín biểu cổ điển không đồng nhất về điểm này: có nơi coi “thông công” và “tha tội” nối dài sự “thánh thiện” của Hội Thánh, có nơi thì tách ra làm 3…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 12

TÔI TIN GIÁO HỘI THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO  =========  Trước khi đọc bài giải thích của Thánh Tôma về mục thứ 9 của Kinh Tin Kính, xin nói đôi lời nhận xét về bản văn. 1. Về bản văn Kinh Tin Kính Trong kinh Tín biểu các Thánh Tông đồ, liền sau lời tuyên xưng về Chúa Thánh Thần là lời tuyên xưng về Hội Thánh, theo bản dịch tiếng Việt là: “Tôi tin Hội Thánh hằng có ở khắp thế này”. Nên lưu ý là cùng một từ ngữ…

Read More

Năm Đức Tin với Thánh Tôma – Bài 11

TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN  ========= Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ theo dõi chú giải của Thánh Tôma về mục thứ 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần”. Chúng tôi muốn giới thiệu sơ qua về bản văn Kinh Tin Kính và bản chú giải của Thánh Tiến sĩ Thiên thần. A. Cấu trúc của Kinh Tin Kính Trong Tín biểu các thánh tông đồ, sau phần thứ nhất (Mục 1) dành cho Chúa Cha là phần thứ hai (Mục 2-7) dành cho Chúa Con;…

Read More