Tách cà phê buổi sáng

Buổi sáng, tôi thích ngồi ở hàng hiên, nhâm nhi tách cà phê nóng và thơm, xong rồi mới cầu nguyện. Trong khi uống cà phê, tôi thích nhìn ngắm hoa lá trước mặt và cỏ cây chung quanh, nghe tiếng chim hót líu lo và tiếng ve sầu kêu ra rả, cảm nhận oxygen trong không khí đước hít vào buồng phổi để các tế bào, các bộ phận làm việc nhịp nhàng trong cơ thể của mình. Tất cả là sự sống. Ôi Thiên Chúa hiện diện qua…

Read More

Cô đơn: Có thật đáng sợ?

Tiếng Anh cũng như tiếng Việt đều có hai chữ riêng biệt để nói lên sự khác nhau của cô độc (aloneness) và cô đơn (loneliness). Cô độc có nghĩa về thể lý, chỉ trạng thái một mình, không có ai khác ở chung quanh. Cô đơn là trạng thái tinh thần, cảm thấy bị tách biệt khỏi mọi người, dù đang ở một mình hay đang có nhiều người chung quanh. Vì thế người ta thường phân biệt là người sống cô độc chưa chắc đã cảm thấy cô…

Read More

Những cái ‘dục’

Tôi chọn một người bạn được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội để hỏi câu này: – Chữ ‘dục’, theo chị, nghĩa là gì? – Là những gì thuộc về thể xác. Tuy biết chị sống dưới chế độ Cộng Sản từ nhỏ và không có ý niệm gì về tôn giáo, cũng như biết miền Bắc có thời lọai bỏ các từ Hán Việt thông dụng, nhưng tôi cũng hỏi lại: – Chị nói theo ý nghĩa của tôn giáo, hay theo nghĩa chữ Hán? – Ta…

Read More

Những mê hồn trận của cảm xúc

Trong tiếng Việt, từ “trưởng thành” thường được dùng để chỉ “người lớn”, là người đã có khả năng tự lập, có thể tự lo cho cuộc đời của mình. Trong tiếng Anh, từ “maturity” thường được dùng để chỉ mức độ tăng trưởng của một người về từng khía cạnh riêng biệt như thể xác, trí tuệ, tình cảm, xã hội, và tâm linh… Và mỗi lứa tuổi đều có những mức độ trưởng thành khác nhau. Thí dụ một em nhỏ có thể được coi là “trưởng thành”…

Read More

Từ sợ hãi, đến tự tin và bình an

Trong những thế hệ gần đây, lòng tự tin được nói đến rất nhiều, và được coi như một hành trang bắt buộc phải có để đi đến thành công. Lòng tự tin đưa đến thành công, nhưng thành công lại dễ đưa một người đến chỗ tự mãn, kiêu căng, vì nghĩ những gì mình đạt được đều do ở chính khả năng của chính mình. Đấy là nói về lòng tự tin và thành công theo góc cạnh của đời thường. Bây giờ xin bạn hãy cùng tôi…

Read More

Sự Tỉnh Thức Về Thời Gian

I. Thời tiết đang chuyển tiếp từ mùa xuân sang mùa hè. Nhiệt độ chỉ trong khoảng trên 70 độ F, nắng trong, gió nhẹ… Bầu trời xanh dịu với những cụm mây trắng lớn nhỏ trôi bềnh bồng. Cây cối xanh um sau những trậm mưa cuối mùa xuân cách đây độ nửa tháng. Các thảm cỏ trước và sau nhà được cắt ngắn, những bụi cây được tỉa gọn, và những dãy hoa đủ màu sắc đang bắt đầu nở rực rỡ… Thời tiết như thế mà cuối…

Read More

Đời sống: Những khung cửa sổ

Khi nói đến những khung cửa sổ, có lẽ nhiều người VN sẽ nghĩ lại cái thời đi học ở quê hương mình khi xưa. Hồi đó, trong giờ học, cô cậu nào ngồi bên cạnh cửa sổ thế nào cũng có ngày bị giáo sư gọi tên bất thình lình, và sẽ giật mình ngơ ngác vì nãy giờ thả hồn cho bay ra khỏi ngoài khung cửa. Có thể hồn đã ngao du ở một chân trời nào đó, nơi có một khu vườn bí mật tuyệt vời…

Read More

Bài 8. Nói với con cái về sự chết

Sống dưới thời chiến tranh ở Việt Nam, tôi ở trong một ca đoàn nhỏ nên hay đi hát lẽ mồ, hồi đó còn hát tiếng Latinh, bài Requiem và nhiều bài cầu hồn khác nghe buồn lắm. Khi có ai qua đời thì ca đoàn chúng tôi cũng đến tận nhà để phụ trách những giờ cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Buồn nhất là những người chiến sĩ tử trận để lại vợ trẻ con thơ. Cảnh người vợ khóc chồng và những đứa con đầu…

Read More

Bài 7. Những trở ngại trong việc cầu nguyện của gia đình

Khi còn trẻ tôi khô khan đạo nghĩa, nhưng sau khi trải qua sóng gió cuộc đời tôi mới biết Ðức Tin quan trọng ra sao trong dời sống của mình. Một lần nói chuyện với một người bạn, tôi chia sẻ rằng có của cải để lại cho con cũng tốt, nhưng để lại cho con một vốn liếng học hành thì tốt hơn, vì con sẽ có khả năng làm ra tiền của sau này. Nhưng tốt hơn hết là để lại cho con một Ðức Tin. Vì…

Read More

Bài 6. Giáo Dục con, hay Huấn Luyện con?

Bài viết này là những góp ý của tôi về việc dạy kèm thêm cho con những môn Toán và Anh Văn. Thú thực là tôi chỉ theo dõi việc học của con chứ không dậy kèm cho con thêm môn nào hết, và không đòi hỏi chúng phải học thật giỏi. Tôi cũng không hiểu tại sao trong 4 đứa con thì 2 đứa tự mình học rất giỏi, đứa lớn thì chỉ học lè phè nhưng cũng xong Ðại Học dù chỉ trên 3.0 GPA, còn đứa đang…

Read More

Bài 5. Ảnh hưởng của cha mẹ với con cái

Trong bài số 3 trước đây của loạt bài này, tôi có nói đến việc cho phép con tôi để những kiểu tóc dị hợm theo ý chúng muốn, và sau đó chúng đã trở lại với những kiểu tóc bình thường. Một người mẹ trẻ đã viết lại cho tôi như sau: “Hôm nay đọc bài này của chị, em thấy hay lắm, và cùng lúc em thấy trong lòng làm sao đó, chẳng lẽ mình phải chiều theo ý con mình dù là đầu xanh đầu đỏ, dù…

Read More

Bài 4. Một vài ảnh hưởng nơi trường học

Phần trước, tôi chia sẻ những gì mình học được khi đương đầu với những đổi thay của con trong lứa tuổi mới lớn. Nhiều sách vở đã nói về những nguyên nhân của sự đổi thay này, còn tôi chỉ quan sát để thấy những điều sách vở nói đã xảy ra rất tự nhiên với con mình. Tôi nhận ra rằng con mình muốn tập tành khả năng chọn lựa, quyết định, khám phá… để tìm cách trưng bày con người của chúng theo ý riêng mà chúng…

Read More

Bài 3. Trực diện với những thay đổi của con

Ở Mỹ này cha mẹ nào cũng sợ phải đương đầu với con cái khi chúng bước vào tuổi vị thành niên vào khoảng 12, 13 tuổi. Khi ở bên California, các cháu còn nhỏ. Cứ mỗi thứ năm là tôi đọc báo để biết chỗ nào có thể dẫn con đến chơi vào cuối tuần mà không tốn tiền, hoặc có phim nào hay để coi. Tới sáng thứ bảy, nếu không phải đưa các cháu đi đá banh hay chạy đua, thì mấy mẹ con lo lau dọn…

Read More

Bài 2. Cộng tác với việc của con

Trong lãnh vực giúp con cái hoàn tất việc của chúng, tạ ơn Chúa đã cho tôi sớm nhận ra những bài học cần thiết và đã áp dụng rất hiệu quả. Việc nhà tôi trước đây không dành thì giờ cho gia đình, và sau này đã lìa xa hẳn, khiến mẹ con tôi sống rất gần gũi và thương yêu nhau, nhất là trong khoảng 10 năm nay. Âu cũng là việc Chúa an bài, và những lúc cùng cực nhất của mẹ con tôi cũng là lúc…

Read More

Bài 1. Những bài học của một người mẹ

Sau khi tôi viết bài “Nuôi Dưỡng Những Liên Hệ” thì một bạn đọc quen đã viết cho tôi qua điện thư: “Chị Kim Loan ơi, chị có khoẻ không? Em thích những bài chị viết lắm. Chị vừa tâm sự vừa dạy dỗ, ý em muốn nói chị nhắc nhở cho những ai sống đời sống gia đình nhưng không biết nuôi dưỡng những liên hệ. Nhận xét của chị thật chính xác, em may mắn có liên hệ tốt với chồng em, nhưng với các con thì em…

Read More

Bài 6. Cần sự nâng đỡ của bạn bè và người thân trong gia đình

Sống trong hoàn cảnh ly dị, bỏ ra ngoài những đau khổ, lúc đầu tôi tưởng mình từ đây sẽ thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn sự thương yêu của người chồng. Những người bạn thân của tôi đều ở xa. Tôi cũng không dễ kiếm được ai làm bạn ở vùng này, vì những người cùng lứa tuổi mà tôi quen biết đều có gia đình, tôi chỉ có thể giao du với họ nếu tôi cũng có người phối ngẫu bên cạnh. Rốt cuộc tôi chỉ còn gia…

Read More

Bài 5. Cảm nhận về tha thứ và yêu thương

Trải qua những tâm trạng phức tạp của giai đoạn đổ vỡ và ly dị như tôi vừa trình bày thực không dễ tí nào, như thế làm sao tha thứ được? Thêm vào đó, con cái ngày một lớn, trách nhiệm ngày càng nặng nề. Khi con ngoan, không có ai để chia sẻ niềm vui làm cha mẹ với mình. Khi con hư, mình càng oán hận sự thiếu sót của người vắng mặt. Nỗi đau khổ của riêng mình còn đó, nay thêm nỗi khổ về con…

Read More

Bài 4. Tâm trạng sau khi ly dị

Không phải ai cũng trải qua những tâm trạng giống nhau, nhưng có lẽ ở giai đoạn này nhiều người sẽ có một tâm trạng phức tạp hơn cả những điều tôi vừa trình bày. Tâm trạng thứ nhất là tâm trạng hụt hẫng, trống vắng. Tôi đã quen một mình trách nhiệm về tài chánh cho gia đình nên không bị hụt hẫng về đời sống vật chất, nhưng hoàn toàn trống vắng về tình cảm. Tâm trạng thứ hai là xấu hổ với người khác, nhất là những…

Read More

Bài 3 – Những biến chuyển nội tâm khi mới đổ vỡ

Từ đổ vỡ tới ly dị là chặng đường thương khó của hôn nhân và lâu mau tuỳ trường hợp. Trong trường hợp đổ vỡ vì một người không giữ thuỷ chung, tôi nghĩ người bị “mọc sừng” thường mang một tâm trạng rất phức tạp. Tâm trạng thứ nhất, là tâm trạng ê chề của kẻ bị loại trừ. Người đó sẽ cố tìm xem tại sao. Nếu “tình địch” trẻ đẹp hơn, thì lý do mình bị loại trừ khá rõ ràng. Nhưng nếu tình địch chẳng có…

Read More

Bài 2 – Những Vết Rạn Nứt

Bây giờ ở một mức độ trưởng thành hơn, tôi có thể nhìn lại trường hợp của mình, cũng như chia sẻ với bạn bè cùng cảnh ngộ, và có thể nhìn ra những nguyên nhân ẩn tàng, hay có thể gọi là những vết rạn nứt kín đáo nhưng kéo dài đã đưa một gia đình từ chỗ như có vẻ hạnh phúc cho đến chỗ đổ vỡ. Vết rạn thứ 1: Hãnh diện về nhau Tôi nghĩ có nhiều người rất hãnh diện về người yêu của mình,…

Read More

Bài 1 – Hôn Nhân đổ vỡ là cơ hội trưởng thành

Tôi nghĩ đề tài này có thể đã được sách vở nói đến nhiều, nhưng tôi đặt dấu hỏi để rồi sẽ …xác nhận bằng kinh nghiệm thực tế và xương máu của mình rằng …đúng là như thế. Hơn nữa, tôi muốn chứng mình rằng, trong nhiều trường hợp, tuy hôn nhân đổ vỡ là một điều ê chề cho người trong cuộc và bị người chung quanh coi như một sự chẳng lành, nhưng Ðức Tin Kitô Giáo có thể giúp ta vượt qua rất nhiều khó khăn…

Read More