Như một dòng sông

            Từ một dòng sông… Dòng sông ấy vẫn lững lờ trôi theo năm tháng. Hôm qua cũng như hôm nay, con nước vẫn âm thầm lên xuống và ngược xuôi theo dòng chảy của thời gian. Dòng sông đón nhận và chuyển tải bao ghe thuyền cập bến. Dòng sông đem nước về tưới mát bao cánh đồng, đem phù sa bồi đắp bao ruộng vườn. Dòng sông phát sinh và nuôi sống bao tôm cá, bao sinh vật lớn lên nhờ dòng sông ấy.…

Read More

Niềm Vui Trong Đời

“Vui lên anh em!” (Pl 4, 4) Đâu phải Tết đến mới vui, Xuân về mới đẹp. Niềm vui và cái đẹp luôn giàn trải trong vũ trụ vạn vật, được Thiên Chúa phú bẩm cho đời sống con người mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, phải có tâm hồn đơn sơ, trong sáng, ta mới cảm nhận thâm sâu về tất cả mọi niềm vui và cái đẹp trong đời sống hằng ngày. Vì “kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Thiên Chúa sáng tạo và cứu độ là…

Read More

Đồng Hành

“Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất… và sống gắn bó với nhau”(Ep 4, 3). “Đồng hành” “Song hành” “Sánh bước” là những cặp từ gợi lên hình ảnh của một đôi, một nhóm, hạy một cộng đồng người, cùng nắm tay tiếp sức nhau tiến về phía trước, một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nó cũng là những cặp từ được sử dụng nhiều nhất trong các cộng đoàn tu trì.  “Đồng hành” với nhau, bên nhau, cùng nhau. Tự thân cuộc sống luôn đầy ắp…

Read More

Lẽ sống trong đời thường

“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” (1Cor 10, 31)         Chính khi đi vào các việc bình thường hằng ngày mới cho ta thấy rõ mình như thế nào. Đã bao lần ta muốn dẹp đi những chuyện khó khăn, muốn tránh né trọng lực của đời sống thường nhật, muốn lẩn trốn áp lực của công việc, muốn vứt bỏ cái buồn tẻ của bổn phận, cái trống rỗng của thói…

Read More

Tinh thần phục vụ

Noi gương theo tính cách phục vụ của Đức Kytô (ĐK), chúng ta cần đào sâu hơn để thấm nhập vào tinh thần phục vụ của Ngài hầu mỗi ngày trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài hơn. Tinh thần phục của ĐK gắn liền với tinh thần trách nhiệm, tinh thần liên đới, tinh thần tổ chức và tinh thần từ bỏ. 1. Tinh thần trách nhiệm Phục vụ nổi bật hơn cả là tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm trước tiên nằm trong trách vụ mà mình được giao…

Read More

Phục Vụ

Phục vụ làm ta nên cao quí. Phục vụ là con đường dâng hiến con người nhỏ bé của ta cho thực tại lớn lao là Thiên Chúa. Có những phương cách và tâm tình phục vụ rất đơn sơ nhưng giá trị của nó lại rất cao cả đối với Chúa và mọi người: – Như ánh sao trong Phúc Âm dẫn đường chỉ lối : Nó đứng chung với muôn ngàn ngôi sao khác, nhưng mang một tín hiệu riêng. Nó chỉ là 1 vệt sáng trên bầu trời bao la thinh lặng,…

Read More

Lòng nhiệt thành

“Bất cứ làm việc gì hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa (Cl 3, 23) 1. Phương diện nhân bản “Giá trị con người trước hết là do bầu nhiệt huyết của họ” (H. Bordeaux). Bầu nhiệt huyết này tạo nên sự nhiệt thành đối với mọi người và mọi việc trong nhiệm vụ của mình. Đó là tâm thế cơ bản để tạo nên sự phấn khởi sinh động cho cuộc sống. Thiếu bầu nhiệt huyết này con người dễ trở nên lơ đãng, ù lì hoặc lơ…

Read More

Sống với nhau

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng thâm sâu của mọi tương quan và liên đới của đời sống nhân loại. Trên nền tảng này, con người đã được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, phát sinh từ chính cùng một sự sống và tình yêu của Ngài, nên nằm trong mối dây ràng buộc với Chúa và với nhau. Trong tương quan đời sống với nhau, để hoàn toàn là chính mình và đạt tới “kích thước trưởng thành” của mình, con người nhất…

Read More

Tha thứ cho nhau

Chúa là Đấng từ bi nhân ái (Tv 145, 8), nhưng con người thì lại hay xét đoán và kết án. Thiên Chúa muốn khoan dung độ lượng, nhưng con người lại đòi phải xét xử công bằng. Nhưng thế nào là công bằng ? Làm sao có thể công bằng được khi chính nơi mỗi người vẫn đầy những yếu đuối lỗi lầm, đầy những mâu thuẫn, đối nghịch và bất phân minh ? Nếu TC công bằng xét xử thì ai có thể được cứu độ ? “Nếu…

Read More

Sửa Lỗi Cho Nhau

“Nhân vô thập toàn” : ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi , và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện. Đó cũng chính là ơn kêu gọi của mỗi người chúng ta : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48). Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục. Tự nhận ra lỗi lầm và sửa đổi lầm lỗi của…

Read More

Lòng Nhân Aí

Nhận thức về lòng nhân ái       Nhân ái là nhận biết rằng mọi người đều thực sự thuộc về mình. Lòng nhân ái khai sinh, không phải từ nỗi băn khoăn người khác nghĩ gì về mình, mà từ nhận thức đơn giản rằng, lòng nhân ái tự nó là quà tặng cho mọi người, và nguồn suối ngọt ngào đó ở nơi ta. “Quà tặng phải đưa vào tận con tim chứ không phải chỉ trên đôi tay” (Paul Claudel). Sống với mọi người có nghĩa là trao tặng lòng nhân…

Read More

Con đường phía trước

“Hãy trỗi dậy lên đường! Đây không phải là chốn nghỉ ngơi.” (Mk 2, 10)          Còn biết bao điều linh thiêng cao quí đang chờ đợi ta trên con đường phía trước. Đừng nặng lòng bởi những gì đã qua trong quá khứ. Dù quá khứ đau buồn hay vui sướng, sáng ngời hay u ám, thành công hay thất bại… thì cũng đã góp phần cho kinh nghiệm sống của mỗi người chúng ta. Chỉ nhìn về quá khứ với những vẻ vang sẽ làm ta mê man…

Read More

Ơn gọi hiện diện

Ơn gọi đầu tiên và là nền tảng của mọi ơn gọi tự nhiên là ơn gọi làm người. Từ hư vô con người trở thành hiện hữu do ý muốn của Thiên Chúa và mang trong mình một định hướng siêu việt. Mỗi con người là một công trình tác tạo phát xuất từ chính sự sống của Thiên Chúa và nằm trong kế hoạch tình yêu muôn đời của Ngài. Vì thế sự sống của mỗi con người gắn liền vơiù chính sự sống của Thiên Chúa, và tình yêu nơi…

Read More

Đức Tin và Lý Trí

“Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1, 12) Nhiều người nghĩ rằng nhân loại càng văn minh hiểu biết, khoa học càng phát triển, thì những huyền thoại và mọi niềm tin cũng chấm dứt, con người sẽ tự động vượt thoát khỏi những lệ thuộc tôn giáo để chỉ tin vào sức mạnh vạn năng của lý trí. Bởi vậy, lý tính khoa học được tôn làm thẩm phán tối cao và là nguồn gốc của mọi chân lý. Nhà khoa học Berthelot đã ngang nhiên xác quyết…

Read More

Thánh ý Chúa trong cuộc đời

“Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con.” (Tv 119, 111) Thánh ý Chúa – con đường hẹp Để sống thánh ý Chúa mỗi ngày toàn vẹn hơn, ta phải trải qua lắm gian nan trên con đường hẹp. Thiên Chúa dạy dỗ con tim bằng đau khổ và chướng ngại, chứ không bằng những ý niệm và nhận thức suông. Điều này cũng giống như thanh sắt được người thợ rèn trui luyện nhiều lần trong lò lửa, nó phải chịu…

Read More

Đối diện với chính mình

“Có người dạy thiên hạ thì thông minh. nhưng vô tích sự đối với chính mình” (Hc 37,19)         Tục ngữ Việt Nam ta có câu: “Việc nhà thì gác, việc chú bác thì siêng”. Đúng ra, bổn phận quan trọng và trước tiên là đối với bản thân của mình. Tu thân, tề gia, trị quốc rồi mới bình thiên hạ. Mọi cái sẽ chẳng tới đâu nếu bản thân ta chưa sáng tỏ. Vấn đề ưu tiên không phải là những gì xung quanh mình, nhưng là chính…

Read More

Ánh sáng cho cuộc đời

“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14) “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Ngài, không có một chút bóng tối nào” (1Ga 1, 5). Thiên Chúa là Ánh Sáng có nghĩa Thiên Chúa là Chân Lý, là nguồn Suối Mạc Khải, là nguồn ơn cứu độ, “là nguồn mọi sự thánh thiện”[1]. Ðối ngược với ánh sáng là tối tăm, biểu tượng cho sự sai lầm, sự dữ hay tội ác. Thế giới tối tăm là thế giới của sự chết, của thần dữ. Nơi Thiên…

Read More

Thông phần với Chúa trên Thập gía

“Eli! Eli! Lamma sabacthani?” (Mt 27, 46) Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một bày tỏ về tội lỗi của đời sống chúng ta. Mãi mãi Thập giá là biểu trưng của sự độc ác của con người, là đỉnh cao của trí tuệ con người trong việc sáng chế ra những phương thế hành hạ và loại trừ nhau, là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại. Nhưng Thập giá không chỉ là một mạc khải về tội lỗi con người,…

Read More

Hy Sinh

“Ngài đã hy sinh chính bản thân mình” (Ep 2, 14) Ý nghĩa và mục đích của sự hy sinh Cùng với Chúa Giêsu, cuộc đời mỗi người chúng ta là của lễ hy sinh hằng ngày dâng hiến lên Thiên Chúa. Không có hy sinh thì không có của lễ. Của lễ mà không có hy sinh thì sự dâng hiến chỉ là bôi bác bề ngoài, và Thiên Chúa chỉ còn là bình phong để che đậy sự gian trá của con người. Vì thế hy sinh là…

Read More

Những Điều Kỳ Diệu Nơi Đức Maria (3)

“Maria chào bà Isave” (Lc 1, 39) Lên đường Khi truyền tin, sứ thần cho biết người chị họ đã mang thai được sáu tháng trong lúc tuổi già, tức thì Đức Maria thu xếp “vội vã lên đường” đi thăm viếng Bà Elizabeth. Nơi Đức Mẹ đến có lẽ là thành Ain-Karim, cách Jerusalem khoảng 6 km về phí Tây. Tuy nhiên con đường vòng vo, hoang vu, cách trở núi đồi, nhiều nguy hiểm, đi bộ phải mất ba hay bốn ngày. Một thiếu nữ đi một mình…

Read More

Những Điều Kỳ Diệu Nơi Đức Maria (2)

“Xin Vâng”(Lc 1, 38)  Trong đời sống mỗi người, chỉ có một sở hữu quyết định duy nhất và tuyệt đối là của mình, đó là ý chí. Sức khỏe, quyền bính, giàu sang… tất cả đều có thể bị tước đoạt, nhưng ý chí thì dứt khoát thuộc về chúng ta. Vì thế, ở đời chẳng có gì quan trọng, ngoại trừ những cái chúng ta quyết chí làm. Đồng sàng dị mộng Sự kiện hai tên trộm cướp cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu cho ta hiểu…

Read More

Những Điều Kỳ Diệu Nơi Đức Maria

“Tôi không biết”(Lc 1, 34)      Giá trị của sự bất tri      Bản tính của con người luôn ham biết, ham tìm tòi. Tâm trí con người có khuynh hướng vươn lên không ngừng về mọi lãnh vực. Nhưng trong Đạo đức kinh, ở chương 20 Lão tử lại chủ trương “Tuyệt học vô ưu”: ‘dứt hẳn cái học thì khỏi phải lo lắng’. Hơn nữa, ở chương 38 lại có câu:“Tiền thức giả, Đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy”: ‘tri thức chỉ là đồ trang điểm của…

Read More