Trở về nhà Cha

Sự kiện thăng thiên, hay việc Chúa lên trời, đã được Lu-ca ghi nhận ở phần cuối sách Tin Mừng thứ ba cũng như ở đầu sách Công Vụ Tông Đồ, vẫn thường được coi như một biến cố bản lề, nó đánh dấu kết thúc sự hiện diện trần thế của Đức Giê-su và mở ra một hiện diện mới của Người trong tập thể những người tin là Hội Thánh. Đối với các tín hữu thuở ban đầu, biến cố này hình như không mấy quan trọng, hoặc…

Read More

Nền Công Lý Của Phục Sinh

Gioan thật nhẹ nhàng khi mô tả 04 lần đức Giê-su hiện hình sau khi ra khỏi mồ: lần một với Maria Mác-đa-la, 02 lần sau với các môn đệ tụ họp trong nhà, và lần cuối với một số môn đệ trên bờ hồ Ti-bê-ri-a. Chẳng có gì hoành tráng cả, không hào quang chói lọi, không uy nghi rực rỡ…, rất là đời thường, có luôn cả cảnh ăn uống bình dị nữa. Thế nhưng hình như có một điều gì đó hết sức phi thường trong cái…

Read More

Thầy yêu thương đến cùng

THỨ NĂM TUẦN THÁNH Ga 13,1-15 Tông đồ Gio-an khảng định: giờ Đức Giê-su ra đi chịu chết chính là đỉnh điểm (kairos) của đời sống Con Người (xem Ga chương 12 câu 27-34). Đó là thời điểm và cách thức mà Giê-su – Cứu Chúa có thể diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa cách trọn vẹn nhất. “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng”. Tình yêu đó sẽ ôm ấp mọi con người, không loại…

Read More

Chúa Muốn Hiển Dung Khuôn Mặt Nào

Trên núi Tabor Đức Giêsu đã hiển dung trước mặt ba môn đệ được chọn lọc. Và khuôn mặt hiển dung của Ngài đậm nét ‘Cựu Ước’, lý do là vì các môn đệ đều là người Do Thái. Một Thiên Chúa của Cựu ước phải có dung mạo uy nghi sáng láng, thân thể Ngài phải tỏa chiếu hào quang. Và để nhấn mạnh nội dung Cựu Ước, cũng xuất hiện hai nhân vật tiêu biểu là Môsê và Êlia tới đàm đạo với Người. Tuy nhiên hình như…

Read More

Tín hữu bị cám dỗ cách riêng về điều gì?

Đức Giêsu khởi đầu cuộc rao giảng Tin Mừng về tình yêu thương xót và cứu độ của Thiên Chúa; rồi trong tư cách một người phàm, qua kinh nghiệm ‘cám dỗ’ nơi chính bản thân mình, Người cho thấy phải tiếp nhận Tin Mừng cứu độ đó như thế nào. Kinh nghiệm chiến đấu với cám đỗ này mang tính phổ quát, cách riêng có giá đối với Kitô mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh, không chỉ dưới khía cạnh luân lý nhưng nhất là trong thái…

Read More

Tin Chúa Xót Thương Hay Mong Đợi Phép Lạ

Giữa khẳng định của Đức Giêsu và mong đợi của cử tọa tại hội đường Nadarét quả có một khoảng cách quá lớn. Trong khi Người mời gọi các cử tọa đặt niềm tin nơi Người, hiện thân của sức mạnh tình yêu Thiên Chúa (đối với người Do Thái thần khí = sức mạnh Đức Chúa) đang loan báo một Tin Mừng tha thứ, trả tự do, sáng mắt và hồng ân, thì các đồng hương chỉ mong chờ Người cho họ chứng kiến một trong số các sự…

Read More

Phục Sinh Của Lòng Thương Xót

CANH THỨC VƯỢT QUA Lc 24, 1-12  Phục Sinh, sự kiện vĩ đại về một con người đã bị đóng đinh trên thập tự giá tới chết và được mai tang trong mộ đá, nhưng đã trỗi dậy và ra khỏi mồ: đó quả là một biến cố có một không hai trong lịch sử loài người. Sự kiện này đúng là nền tảng niềm tin của mọi Ki-tô hữu qua mọi thời đại, thế nhưng nó lại chỉ được cả 04 Phúc âm tường thuật cách quá tẻ nhạt…

Read More

Giọt Máu Cùng Nước Cuối Cùng

THỨ SÁU TUẦN THÁNH Ga 18,1-19,42 Phụng vụ luôn dành trình thuật thương khó của Gio-an cho ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vì bài này có một số chi tiết khác với các Phúc âm Nhất lãm. Tuy nhiên sự khác biệt lớn hơn hết có lẽ chính là giọng văn và tình cảm của một nhân chứng đã tận mắt chứng kiến biến cố trọng đại này. Chính tác giả Gio-an đã công khai tuyên bố: “Người đã xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của…

Read More

Tôi Là Ai: Ông Anh hay Là Cậu Em Trong Dụ Ngôn?

Chương 15 của Phúc âm Lu-ca, một chương hoàn toàn nói về lòng thương xót của Thiên Chúa, có kể ba dụ ngôn. Dụ ngôn thứ ba tường thuật về một nhân vật mà mà truyền thống gọi là ‘đứa con hoang đàng’ và coi anh như nhân vật chính của câu truyện. Ngày nay nhiều tác giả cho rằng ‘người cha nhân hậu’ mới là nhân vật chính. Một nhân vật thứ ba được đề cập tới, và chắc chắn chỉ giữ vai phụ là ‘người anh tuân phục’.…

Read More

Thời Gian Đón Nhận Lòng Xót Thương

“Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài!” (Ge 2,17) Vào thời tiên tri Gioen, trong lúc dân Do Thái đang gặp thảm họa với nạn châu chấu tàn phá, thì lời kêu gọi của vị ngôn sứ “Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giầu tình thương” mở ra cả một niềm hy vọng. Dân phản nghịch và đại họa đã giáng xuống như một hình phạt của Giavê. Họ cần…

Read More

Tại Sao Lại “Mẹ Thiên Chúa”

Đặt ra câu hỏi này cho chính mình, tôi không có ý đi vào cuộc tranh luận thần học hay tín lý đâu, đơn giản là vì tôi luôn bị ám ảnh bởi câu khảng định của đức Giêsu khi có người lên tiếng ca ngợi địa vị dành cho kẻ được diễm phúc làm mẹ của Người: “Đúng ra phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11, 27-28). Và tôi vẫn hay đặt câu hỏi: tại sao lắng nghe và tuân…

Read More