Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới

Lịch sử tóm tắt của “Thánh giá hành hương”

“Các bạn trẻ thân mến, vào thời điềm kết thúc Năm Thánh, tôi giao phó cho các bạn dấu chỉ của Năm Đại Xá này: Thánh giá của Đức Kitô! Mang đến toàn thế giới như biểu tượng tình yêu của Đức Kitô đối với nhân loại và loan báo cho mọi người rằng chỉ duy nhất trong cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và cứu chuộc.”

Ngày 22-4-1984, Chân phước Gioan Phaolô II đã nói những lời này với giới trẻ thế giới vì ngài đã giao phó cho họ Thánh giá của Năm Thánh Cứu Chuộc – hoặc, vì còn được biết đến, Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG).

Không lâu sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố Ngày GTTG 2013 sẽ diễn ra ở Rio de Jareino, Brazil, Thánh giá này bắt đầu chuyến hành trình của mình trên khắp đất nước. Điểm đến cuối cùng của “chuyến hành hương” này là Rio, và sẽ mãi là hình ảnh trung tâm trong mọi sự kiện của Ngày GTTG. Vào cuối tuần tới, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ công bố địa điểm của Ngày GTTG tiếp theo, tại nơi mà Thánh giá “hành hương” sẽ bắt đầu chuyến hành trình của mình trên khắp đất nước này trong những tháng hướng đến Ngày GTTG của chính mình.

Nguồn gốc của Thánh giá Ngày GTTG

Trong suốt Năm Thánh Cứu Chuộc (1983-1984), một cây Thánh giá lớn bằng gỗ đã được đặt tại bàn thờ chính trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Khi Năm Thánh kết thúc, Chân phước Gioan Phaolô II đã giao Thánh giá này cho giới trẻ trên toàn thế giới, vào thời điểm đó, các tình nguyện viên của Trung tâm Centro San Lorenzo ở Roma đại diện. Cho đến ngày nay, Trung tâm Centro San Lorenzo, toạ lạc chỉ cách Vatican chỉ vài mét, vẫn là ngôi nhà chính của Thánh giá Ngày GTTG.

Ngay sau khi kết thúc Năm Thánh, Thánh giá bắt đầu cuộc hành trình của mình, mà qua bao nhiêu năm, đã có những chuyến đi tới Đức, Pháp, Tiệp Khắc, Ý, Luxembourg, Ireland, Scotland, Malta, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đại Hàn, Ba Lan, Thuỵ Sĩ và Úc. Thập giá này cũng đã trở thành hình ảnh đặc thù của Ngày GTTG, di hành tới Buenos Aires (1987), Santiago de Compostela (1989), Czestochowa (1991), Denver (1993) và Manila (1995).

Suốt bao năm qua, Thánh giá đã rơi vào tình trạng hư hỏng và được thay thế bằng một trong những bản sao chính thức vào năm 1996. Thánh giá này đã tham gia Ngày GTTG của Paris (1997), Roma (2000), Toronto (2002), Cologne (2005), Sydney (2008) và Madrid (2011). Ngoài những Ngày GTTG, Thánh giá còn còn di hành khắp châu Phi vào năm 2006 và châu Đại dương năm 2007.

Như năm 2003, Thánh giá luôn đi cùng với biểu tượng Đức Mẹ Salus Populi, Romani.

Những gì còn lại của Thánh giá nguyên thuỷ là thanh ngang và tấm bảng – vẫn đứng ở Trung tâm Centro San Lorenzo. Thánh giá đã thực hiện những sứ vụ khác nhau suốt Roma và Ý, chẳng hạn như một lần tới Thành phố Aquila của Ý năm 2009 sau trận động đất gây chết người ở khu vực này, cũng như những khám đường khác nhau ở trong và xung quanh Roma. Thánh giá cũng thường xuyên được mang vào Quảng trường Thánh Phêrô, nơi để phục vụ coi như điểm then chốt cho việc cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng và thảo luân về đức tin Công giáo.

Trải qua bao nhiêu năm, Thánh giá Ngày GTTG đã được hàng ngàn người trên toàn thế giới tôn kính, cho dù đó là chuyến hành hương phục vụ như một minh chứng của đức tin, hoặc mang đến những vấn vương đau khổ để phục vụ như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ.

Trong huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước giới trẻ thế giới nhân kỷ niệm lần thứ 25 Thánh giá Ngày GTTG, năm 2009, ngài nói: “Các bạn thân mến, một lần nữa tôi phó thác Thánh giá này cho các bạn! Hãy tiếp tục vác đưa đến mọi miền của trái đất, để những thế hệ mai sau có thể khám phá Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và làm sống lại trong tâm hồn họ niềm hy vọng vào Chúa Kitô bị đóng đinh chết trên Thánh giá và Người đã phục sinh!”

Jos. Tú Nạc, NMS
Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment